Sự nghiệp Nguyễn_Cảnh_Hoan

Phù Lê diệt Mạc

Tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung sau khi đã phụng sự bốn đời Vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, giết Chiêu tông lập vua Lê Cung Hoàng và ép Lê cung Hoàng thảo chiếu nhường ngôi lập ra vương triều Mạc. Cựu thần nhà Lê là An Thành hầu Nguyễn Kim không chịu thần phục nhà Mạc chạy lên Sầm Châu chiêu nạp hào kiệt và đưa Lê Duy Ninh lên ngôi vua, là Lê Trang Tông (1533-1548) mở đầu cho thời kì Trung Hưng nhà Lê.

Thời kì này vùng Thanh - Nghệ trộm cướp và giặc giã nổi lên như ong. Cha con Nguyễn Cảnh Hoan lập đồn trại, chiêu mộ quân sĩ và khởi binh tại thôn Chiêu Quả vùng núi Thanh Chương, tiễu trừ các đám sơn tặc, thu phục và tiêu diệt dần các thế lực đối địch.

Năm 1536, cha con ông mang quân sĩ đến Sầm Châu theo Lê Trang Tông và được trọng dụng. Nguyễn Cảnh Huy được phong làm Bình Dương Hầu, Cảnh Hoan tước Dương Đường Hầu dưới quyền điều khiển của Nguyễn Kim.

Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Trịnh Kiểm lên thay, Cảnh Hoan là tướng dưới quyền.

Phòng thủ Hoan Ái

Tháng 12, năm 1547, Đại tướng nhà Mạc là Tây Quận công Nguyễn Kính đem quân đi đánh nhà Lê. Quân hai bên đánh nhau to ở Lôi Dương thuộc Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Đại tướng Nguyễn Kính thua trận đang đêm bèn rút khỏi quan ải, trên đường rút lui trúng phục binh của Cảnh Hoan, quân Mạc thua to. Trận này Cảnh Hoan được phong Đề đốc Tấn quận công.

Tháng 1 năm 1553, do có nhiều chiến tích trong các đợt chống quân Mạc, Nguyễn Cảnh Hoan được phong làm Thái Bảo. Trịnh Kiểm thấy ông là người mưu lược nên rất kính nể, coi như thần tử thân thuộc và gọi ông là Trịnh Mô, cho quyền thu thuế và trông coi hai huyện Nam Đường và Chân Phúc thuộc Nghệ An.

Năm 1555, Thọ quốc công và Vạn Đồn hầu nhà Mạc đem quân xâm lấn huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trịnh Kiểm và quan quân nhà Lê ra nghênh chiến. Cảnh Hoan trận này bắt sống được tướng Mạc.

Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, các con là Tuấn Đức hầu Trịnh Cối và Phúc Lương hầu Trịnh Tùng tranh quyền. Phúc Lương hầu Trịnh Tùng cùng các tướng Tấn quận công Nguyễn Cảnh Hoan, Lai quận công Phan Công Tích, Nghĩa quận công Đặng Huấn, Đoan Vũ hầu Lê Cập Đệ, Văn Phong hầu Trịnh Vĩnh Thiệu, Vệ Dương hầu Trịnh Bách chạy vào Yên Trường.

Nhà Mạc nhân việc này kéo quân vào xâm lấn, các tướng nhà Lê đồn trú các nơi đều theo về Yên Trường để chống giữ. Trịnh Tùng được phong làm Trưởng quốc công tiết chế thủy bộ chư dinh. Anh Tông hội các tướng bàn việc mở chiến dịch lấy lại đất đai. Quân Lê theo ba hướng mà tiến.

Nguyễn Cảnh Hoan cùng các tướng An quận công Lại Thế Khanh, Đoan Vũ hầu Lê Cập Đệ, Văn Phong hầu Trịnh Vĩnh Thiệu đem quân từ An Định qua Vĩnh Phúc đánh lấy Tống Sơn. Tháng 12, quân Mạc rút về bắc.

Tháng 2 năm 1571, gia phong Trịnh Tùng làm Thái úy Trưởng Quốc công, Cảnh Hoan được gia phong làm Thiếu phó ngồi hàng dưới.

Tháng 7 năm 1571, Khiêm vương Mạc Kính Điển và các tướng vào đánh cướp Nghệ An, dân phía Nam sông Lam phần lớn đều quy phục quân Mạc. Các tướng nhà Lê ở đây là Nguyễn Bá Quýnh cự không được đành bỏ chạy, Hoàng quận công bị quân Mạc bắt sống.

Tháng 9 năm 1571, Nguyễn Cảnh Hoan và Phan Công Tích đem quân vào cứu Nghệ An. Mạc Kính ĐiểnNguyễn Quyện giao chiến với hai tướng, đại quân Mạc thế chừng ở lâu đánh không được phải rút về bắc.

Tháng 7 năm 1572, quân Mạc vào đánh cướp Nghệ An. Nguyễn Cảnh Hoan cùng 2 tướng An quận công Lại Thế Khanh, Lai quận công Phan Công Tích đem quân vào cứu, quân Mạc rút về.

Năm 1573, Lê Duy Đàm lên ngôi. Trịnh Tùng được phong làm Đô tướng, Thái úy Trưởng quốc công. Nguyễn Cảnh Hoan là chiến tướng xông pha nhiều năm, rất có tiếng tăm, có tài biện luận nên được phong sang ban văn làm Hiệp mưu công thần, đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Binh bộ thượng thư, Thái phó, kiêm Hành tướng sự.

Năm 1574, tướng Mạc là Nguyễn Quyện đem đại binh vào quấy phá Nghệ An. Tướng nhà Lê là Hoành quận công sợ hãi bỏ chạy, đến Bố Chính thuộc Quảng Bình bị Nguyễn Quyện bắt sống. Quân Lê phái Nguyễn Cảnh Hoan và Phan Công Tích vào cứu. Hai bên đánh nhau mấy tháng liền, Nguyễn Quyện rút quân về bắc.

Năm 1575, Thạch quận công Nguyễn Quyện nhà Mạc đem đại binh vào đánh cướp Hoan Châu. Cảnh Hoan cùng hai tướng là Thái phó An quận công Lại Thế Khanh, Lai quận công Phan Công Tích đem quân vào cứu, chia 3 nơi phòng ngự.

Nguyễn Cảnh Hoan cùng 30 chiến tướng dưới quyền lập doanh trại tại đạo Thanh Thủy, chiêu mộ binh sĩ, đắp lũy kéo dài từ vùng Hồ Nón, Nam Đàn cho tới Lựu Sơn, Đô Lương để chống đại quân Mạc.

Vì dụng binh sơ suất nên Phan Công Tích bị Nguyễn Quyện dùng kì binh bắt giết tại lèn Hai Vai, Yên Thành. Tiếp đó đại binh nhà Mạc chuyển quân lên vùng thượng lưu, xuôi theo sông Lam để đánh phá quân Lê. Cảnh Hoan và Nguyện Quyện đánh nhau chí tử tại vùng Thanh Chi, Võ Liệt, Phuống thuộc Thanh Chương bất phân thắng bại.

Lo ngại Lại Thế Khanh đem quân tiếp ứng, Nguyễn Quyện rút quân xuôi sông Lam ra biển, Cảnh Hoan biết được đặt phục binh tại Rú Nguộc giết chết Kỳ quận công nhà Mạc tại trận. Nguyễn Quyện cùng đại quân tháo chạy ra biển về Bắc. Quân Lê thắng to.

Bị nội phản

Năm 1576, nhà Mạc huy động các tướng giỏi và đại binh đánh Thanh - Nghệ. Khiêm Vương Kính Điển đánh vùng sông Chu huyện Thụy Nguyên, Mạc Ngọc Liễn đánh vùng sông Mã thuộc Yên Định, Nguyễn Quyện tiến theo đường biển đánh phá Nghệ An, trăm họ rúng động.

Trịnh Tùng cho người đưa chỉ vào triệu Cảnh Hoan về bàn bạc kế hoạch chống giữ. Thuộc tướng của Cảnh Hoan là Lâm quận công làm phản, đầu hàng Nguyễn Quyện và tiết lộ tin tức. Nguyễn Quyện đem quân trở ra Ngọc Sơn[1], Thanh Hóa đóng đồn từ Cầu Quán đến Mạo Lạp, lại cho quân mai phục hai bên đón đường.

Trên đường ra Yên Trường, Cảnh Hoan và quân túc vệ rơi vào mai phục của Nguyễn Quyện tại Bông Đồn, Độc Hiệu. Đánh nhau hơn một ngày, Cảnh Hoan đem quân theo ít, chống không được đại binh nhà Mạc nên yếu thế dần. Nguyễn Quyện thấy vậy bảo tướng sĩ rằng:

Trịnh Mô thua chạy, tướng lệnh vô phèng, ta nhất định bắt được y

Rồi đốc quân đuổi theo và bắt được Cảnh Hoan đem về Thăng Long.

Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi rằng:Từ đấy, oai thanh của Nguyễn Quyện ngày một lừng lẫy, trở thành viên danh tướng của họ Mạc. Các tướng hùng, tôi giỏi cả miền Giang Đông[2] đều cho là không bằng Nguyễn Quyện

Trịnh Tùng phái người ra bắc tìm cách đem vàng chuộc ông nhưng không được. Nhà Mạc biết Hoan là tướng giỏi bèn cho các đại thần, đặc biệt là Nguyễn Quyện tới tìm cách lôi kéo nhưng ông cự tuyệt.

Tháng 9 năm 1576, Cảnh Hoan bị giết tại Thăng Long.

Cự tuyệt nhà Mạc

Bị giam tại Thăng Long, nhà Mạc thấy ông là tướng giỏi, rộng rãi mà cương nghị, muốn tìm cách lôi kéo mua chuộc, cử các đại thần văn võ tới thăm viếng dụ dỗ nhưng bị ông cự tuyệt.Nguyễn Quyện đến gặp ông và nói rằng:

Ta nghe ở thôn quê có câu sấm truyền rằng: "Mô là cây của Mạc, nếu không được Mạc dùng, ắt hẳn sẽ thành tro dưới mồ thôi(Mô giả, Mộc mạc dã; bất bi Mạc dụng, tất thành hưu mô chi mộ)". Ý giả sấm truyền cũng muốn nhắc nhở Tấn quận công đấy thôi, thế mà Tấn quận công lại một mực không tỉnh ngộ

Cảnh Hoan đáp rằng:

Bình sinh khi qua chơi nhà ông, ta thấy thân sinh của ông bảo ông tuy thông minh nhưng lười học, nên mới đặt tên cho ông là Quyện, nhốt ông trong thư phòng, có câu răn rằng: "Quyện là người của sách, vì quay lưng lại sách, quả nhiên bị cái nhục cầm tù"(Quyện giả, quyển nhân giã; hữu vi ư quyển, quả thụ khuyên tù chí nhục)". Sao ông không suy nghĩ về điều đó. Người đọc sách không thể làm trái với sách. Sách có nói: "Tôi ngay không thờ hai chúa", ông sao làm trái lời đó ?

Nguyễn Quyện nói:

Đại trượng phu không thờ hai vua, thế là trung. Quyện này nếu về với chủ cũ sẽ thất trung.

Nguyễn Quyện nói xong phẩy áo mà đi. Sau cuộc viếng thăm này, biết không thể thu phục được Cảnh Hoan nên nhà Mạc đem ông giết đi. Là địch thủ nhiều năm trên chiến trường Hoan Châu, tiếc ông là người cương liệt trung nghĩa, Nguyễn Quyện đã cho người khâm liệm và xin Vua Mạc cho người đưa thi hài về Hoan Châu và có nói về ông rằng:

Trung nghĩa, cương liệt đời hiếm hoi, sau này ắt sẽ thành thần lớn

Trước khi chết Nguyễn Cảnh Hoan viết hai bài thơ tuyệt mệnh rằng:

Nhân trung bẩm cương nghịThế thượng đốc trung trinhThiên địa quang chính khíNhật nguyệt chiếu lâm tìnhLăng lăng thanh bất hủLẫm lẫm tử do sinhSát phạt chư ma quỷTróc phược chúng tà tinhTúng hữu chân tâm đảoLai lâm tự luật linh

và viết thêm:

Thế thụ thao kiềmĐàn đăng tướng súyKiên trì kình tiết thanhLưu thử đan tâm tửThân thượng tri Lê Trịnh triềuDiện khẳng tâm trung nghĩa quỷNhan Đường,Văn Tống liên tiền hiềnLiệt nhật thu sương thùy hậu thế

Phong thần của nhà Lê

Trong gian đoạn đầu của thời kì xung đột Lê – Mạc, vùng Thanh - Nghệ là chiến trường chính. Quân Mạc vào đánh cướp liên tục, dân cư khu vực này rất sợ oai, phần phía nam sông Lam có lúc đã quy phục Mạc triều. Quân Lê và tướng tá đồn trú ở đây lép vế nhiều lúc bỏ chạy khi quân Mạc vào đánh chiếm. Nguyễn Cảnh Hoan và các tướng phải nhiều lần đem quân vào cứu mới thu được đất đai.

Vào giữa thời kì phân tranh, quân hai bên đang ở thế giằng co, Cảnh Hoan bị tướng nhà Mạc là Nguyễn Quyện dùng phục binh bắt được đem về Thăng Long và giết chết. Triều đình nhà Lê truy phong ông là Tấn quốc công, và phong là Hùng Nghị Khuông Tế Trạch Dân Đại Vương, xếp vào trung đẳng thần, cúng tế và hương hỏa hàng năm. Ban thêm đất vùng Ngọc Sơn[3], Nông Sơn[4], Hồ Sơn[5] thuộc vùng Nam Đường làm thái ấp. Về sau con cháu nhiều người làm tướng có nhiều công tích, ngoài hai huyện Nam Đường, Chân Phúc, được cấp thêm hai huyện Thanh MiệnPhù Dung làm bổng lộc.

Sắc chỉ triều đình nhà Lê lập đền thờ chính của ông ở thôn Chân Ngọc, xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương.

Năm 1602, đền thờ ông được xây dựng quy mô ở xã Tràng Sơn, Đô Lương, Nghệ An. Năm 1787 được trùng tu, Năm 1895 xây thêm trung điện và nhà bia. Định kì mười năm tổ chức lễ chay một lần, là lễ hội lớn của vùng Nghệ An. Năm 1991, đền thờ được công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Vùng Nghệ An có nhiều đền thờ ông, ngoài nơi thờ tự chính ở Tràng Sơn còn có đền Phú Thọ ở xã Lưu Sơn huyện Đô Lương, đền Hữu ở xã Thanh Yên, phủ thờ ở xã Thanh Văn huyện Thanh Chương, đền thờ tại Hồ Nón, huyện Nam Đàn...

Phần mộ của ông hiện nay thuộc Rú Cấm xã Tràng Sơn huyện Đô Lương.

Trong thời kì đem quân vào ứng cứu Nghệ An, Cảnh Hoan và các tùy tướng đóng đại bản doanh, xây hào lũy khu vực Nam Đường, vỗ về dân chúng ở đây. Vùng Lưu Sơn, Đô Lương được ông hướng dẫn cho cách ép mía làm mật, dân cư ven sông Lam nghề nuôi tằm dệt vải, cho bắc nhiều cầu trên sông Đa Cương [6].

Bùi Huy Bích làm Hiệp trấn Nghệ An, khi đi qua vùng núi Hồ Cương, Nam Đàn thăm thành lũy cũ do Cảnh Hoan xây có đề thơ rằng:

Tấn quốc đương sơ phạt Quyện nhânThử gian thụ sách trú tam quânBách niên mã cứu câu thăng tạiThiên điệp sơn thành thảo thạch xuânMạc phủ tích công thành lão tướngSa trường toàn nghĩa tác danh thầnHất kim di chỉ Hồ Cương bạnTưởng tượng phong yên hộ chiến trần

Hiện nay tại thành phố Vinh, Nghệ An có một con đường mang tên ông.

Tổ tiên của Nguyễn Cảnh Hoan truyền đời có làm thuốc bắc, đến đời ông tuy là danh tướng xông pha trận mạc nhưng vẫn để tâm nghiên cứu về sách thuốc. Trước khi bị nhà Mạc giết hại tại Thăng Long, ông có nhờ người đem về truyền lại cho con cháu những ghi chép của bản thân về y thuật. Đến con trai ông là Nguyễn Cảnh Kiên tuy làm tướng nhưng vẫn chuyên tâm tiếp tục nghề thuốc của tổ tiên truyền lại, và trở thành một thầy thuốc nổi tiếng Thăng Long lúc bấy giờ. Cảnh Kiên được phong làm Thái Y viện chưởng kiêm Tế Sinh đường.